LÀNG ĐAN LÁT LỤC BÌNH HẬU GIANG

Làng đan lát lục bình. Nằm sâu ở một vùng quê yên bình của xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, có một làng nghề đan lát lục bình tồn tại hơn 20 năm nay và là nguồn thu nhập thêm cho người dân nơi đây, đặc biệt là các chị em phụ nữ. Những người phụ nữ đã chỉ luôn chăm chỉ và làm lủ với công việc đồng án bao năm qua giờ đã "khác".

Không phải là nơi có nhiều cây lục bình trôi dạt trên sông như những địa phương khác của Hậu Giang, nhưng từ chính sự sáng tạo, mài mò chăm chỉ của người dân nơi đây đã tạo nên tiếng vang cho ngành đan lát lục bình của xã Vị Thắng.

Hơn 70 hộ gia đình ở ấp 1 xã Vị Thắng đã cùng nhau xây dựng nên làng đan lát lục bình và đã nhận được chứng chỉ nghề để tạo nên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tuyệt vời. Nơi đây, người dân mua lục bình khô từ các địa phương khác về và đan lát nên những sản phẩm đẹp mắt và vô cùng độc đáo như nón, ví, giỏ xách, thảm và cả những cái bàn, cái ghế con con. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà các chị em nơi đây sẽ làm những sản phẩm nhất định, vì hầu hết các sản phẩm sau khi được hoàn thành sẽ được vận chuyển lên các nơi như Bình Dương và ở đó sẽ có công đoạn sơn phết và bảo quản sản phẩm trước khi xuất ra nước ngoài.

Ở đây, các chị em sẽ tập hợp cùng nhau tại một nhà nào đó để vừa làm, vừa trò chuyện tán dốc, trong khi đó cánh mài râu sẽ phụ trách việc vận chuyển các nguyên liệu thô đến để cho các chị em đan lát và sau đó là giúp vận chuyển ra đường lớn để chất lên xe tải chuyển hàng đi khắp cả nước và sau đó lại được đóng gói xuất khẩu đi khắp thời giới. 

Với những bàn tay thanh thoán và khéo léo các chị đã cho ra những sản phẩm vô cùng độc đáo và sáng tạo. Bởi mới nói thời nào rồi chứ thời này phụ nữ vùng nông thôn họ đã dần tự chủ hơn trong đời sống và kinh tế. Bao đời rồi chỉ biết lam lủ và tần tảo cùng chồng con chăm lo ruộng vườn. 

Dù được ví von là phận bèo dạt mây trôi theo dòng xuôi ngược của thuỷ triều và thu nhập từ cây lục bình có thể không nhiều, nhưng thân cây lục bình thì mang lại một giá trị kinh tế và nhân văn vô cùng lớn ngoài một phần tạo thu nhập kinh tế cho những hộ dân ở vùng nông thôn ra lục bình còn mang hình ảnh thân thương của Miền Tây sông nước của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Và hiện diện trong những gia đình quý tộc như một vật trang trí có giá trị về môi trường cao. Thu nhập từ cây lục bình có thể không nhiều, nhưng cũng là một phần thu nhập phụ thêm để đỡ đần cuộc sống của người dân nơi đây. Hiện tại, với nhu cầu lớn từ thị trường, người dân nơi đây sẽ có được nguồn thu nhập ổn định từ cây lục bình. Hiện các mặt hàng của công ty đã cung ứng đến rất nhiều thị trường trong và ngoài nước. Song song đó cũng có những công ty xuất nhập khẩu tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng đã bao tiêu sản phẩm mang lại giá trị kinh tế ổn định cho ngươi dân nơi đây.

Theo lời chia sẻ của chị Út người đã có gần 10 năm gắng bó với nghề đan lát lục bình thì "tụi tui lúc trước sáng nấu cơm cho chồng đi ruộng và con đi học ra thì cũng loay hoay ở sân nhà gốc bếp chứ cũng không tạo ra thêm thu nhập ổn định mỗi ngày. Có hôm hái rau vườn và bắt cá sông ra chợ xã bán thì cũng không biết làm gì thêm. Từ ngày được đào tào và học đan lát lục bình thì cuộc sống có nhiều sự thay đổi trước là có thu nhập chủ động mỗi ngày, sau là được đào tạo có chứng chỉ tay nghề và được hiểu hơn giá trị của cây lục bình hơn. Tui không nghĩ lục bình ngoài nhúng lẫu ăn cơm ra thì còn làm được các loại hàng trang trí. Tuy hơi vất vả vì có hôm mất cả ngày mới đan xong một chiếc giỏ, thậm trí có khi mất đến gần hai ngày mới xong một chiếc thảm và nhận về 120,000 VND đến 160,000 VND tuỳ vào kích thước của sản phẩm". 

Trong tương lai, nếu kết hợp với du lịch, làng nghề đan lát có thể thu hút khách thập phương đến xem và trải nghiệm các bước đan lát lục bình, và đây có thể là nguồn thu nhập mới cho người dân địa phương và cải thiện hơn cuộc sống ở chốn yên bình này. Thầm cám ơn đến những giá trị mà cây lục bình mang lại cho cộng đồng và người dân nơi đây và cả nước, vì hiện tại các khu vực miền Bắc cũng đã có những làng nghề đan lát lục bình, cũng và đang ăn nên làm ra từ thân lục bình hay còn gọi là bèo tây.

 

“Con nước lớn, ròng theo vòng nhật nguyệt

Em ngược xuôi trên dòng nộ cuồng lưu

Chút khát vọng được nhìn ra biển lớn

Chưa tròn mơ đã bèo dạt góc trời”

 

Trích đoạn của nhà thơ Văn Vũ trong bài Hoa Lục Bình